Hỗ trợ tìm nhà

Nhắc đến du học, mỗi học sinh sinh viên đều biết đó là một hành trình mới tại một đất nước mới. Nhưng một trong những điều mà bất cứ một bạn sinh viên hay phụ huynh nào đều lo lắng đó là vấn đề nhà ở. 

Global Study  hiểu được những lo lắng trăn trở đó nên ở bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn một cái nhìn tổng quan hơn về môi trường nhà ở tại Nhật Bản cũng như những ưu đãi Global Study hỗ trợ trong giai đoạn làm quen với cuộc sống mới.

Các loại hình nhà ở phổ biến cho du học sinh

1. Kí túc xá học sinh của trường

Nhiều trường sẽ giới thiệu kí túc xá, homestay trong phạm vi thuận tiện cho việc đi học. Thông thường, vài tháng trước khi nhập học, trường học sẽ bắt đầu quảng cáo trên website của trường hoặc trực tiếp trên bảng thông báo nên sinh viên có nguyện vọng nên liên lạc sớm với nhà trường để nhận thông tin chi tiết. Tuy nhiên, phụ thuộc vào số người đăng kí, có thể học sinh không vào được kí túc xá theo như đăng ký và hầu hết đều có quy định về giờ giới nghiêm, thời gian sử dụng nhà ăn và quy định về khách tới thăm.


Hình ảnh 1 phòng ký túc xá

2. Homestay

Bên cạnh hình thức ký túc xá, với hình thức homestay du học sinh sẽ có cơ hội sống cùng với gia đình người Nhật nên sẽ có nhiều trải nghiệm của riêng mình về tập quán sinh hoạt, văn hóa, lễ nghi… rất phù hợp với những bạn sinh viên có niềm đam mê sâu sắc với nền văn hóa phong phú của Nhật Bản. Tuy nhiên, để tìm được một homestay phù hợp để cùng sinh sống và sinh hoạt thì tương đối khó khăn.


Du học sinh sẽ sống cùng gia đình người Nhật

3. Hội quán sinh viên

Hội quán giao lưu quốc tế là hệ thống nhà thuê dành cho người nước ngoài tại Nhật, được phát triển và vận hành bởi Trung tâm hỗ trợ sinh viên Nhật bản và có cơ sở tại Tokyo, Hyogo, Sapporo, Fukuoka, Oita. Ngoài ra cũng có 1 vài tổ chức độc lập khác kinh doanh hình thức hội quán sinh viên. Không chỉ du học sinh cùng trường mà sinh viên người Nhật và nghiên cứu sinh người nước ngoài cũng có thể đăng ký ở, tuy nhiên người sống ở đây có nền tảng văn hóa tương đồng nên hoàn toàn yên tâm về an ninh. Tuy vậy, với một môi trường sống tập thể đòi hỏi mỗi cá nhân đều phải sống hòa đồng, tuân thủ đúng về giờ giấc, nội quy.

4. Sharehouse ( nhà ở ghép)

Sharehouse là chia sẻ và sống trong một ngôi nhà với nhiều người. Tên của loại hình nhà ở này không được pháp luật quy định rõ ràng, thông thường mỗi người đều có phòng riêng và tất cả mọi người sẽ dung chung phần công trình phụ. Sharehouse thường được quản lý và vận hành bởi doanh nghiệp dưới dạng nhà cho thuê, nhưng cũng có những tài sản như chia phòng điều hành bởi cá nhân. Tuy nhiên, loại hình này không có đảm bảo cao về an ninh, quyền riêng tư cá nhân, đặc biệt đối với du học sinh mới sang.  Ngoài ra, khi ký hợp đồng cho thuê nhà phải làm thủ tục bảo hiểm và các giấy tờ hợp đồng nên tương đối phức tạp trong quá trình thẩm tra.


Nhà sharehouse

5. Chung cư

So với các hình thức khác thì chung cư là một lựa chọn tương đối tốt, đặc biệt là các bạn du học sinh mới sang chưa có nhiều trải nghiệm và muốn giữ môi trường sống đảm bảo an ninh cũng như riêng tư trong quá trình học tập, nghiên cứu. Ngoài ra, giờ giấc sẽ tự quyết định nên đảm bảo việc đi làm thêm hay học tập. Tuy nhiên, hình thức này về giá cả hay các chi phí đầu vào đều tương đối nhiều nên cũng sẽ là một phần gánh nặng chi phí cho du học sinh.


Một tòa nhà chung cư điển hình tại Nhật Bản

Hướng dẫn thuê nhà ở Nhật Bản cho du học sinh

1. Tìm nhà thông qua công ty bất động sản

Hiện nay tại Nhật công ty bất động sản là bên trung gian cung cấp dịch vụ cho thuê nhà phổ biến nhất. Các trung tâm môi giới bất động sản thường được đặt ở gần các ga rất tiện lợi. Tuy nhiên, với các công ty bất động sản của Nhật Bản này đòi hỏi tiếng Nhật tốt để có thể dễ đàm phán và thảo luận chi phí cho phù hợp, du học sinh mới sang chưa thạo tiếng sẽ gặp nhiều khó khăn trong khoản này.

2. Tìm nhà thông qua internet

Cũng tương đối giống với tìm nhà thông qua công ty bất động sản nhưng thông qua nền tảng internet qua các website nổi tiếng của Nhật như sau:

・SUUMO: http://suumo.jp

・ATHOME:  http://www.athome.co.jp

・CHINTAI: http://www.chintai.net

Tuy nhiên, cũng giống như thông qua công ty bất động sản của Nhật du học sinh phải có khả năng giao tiếp tiếng Nhật tốt để trong quá trình đàm phán nhà ở sẽ rõ từng yêu cầu cũng như chi phí.

3. Tìm nhà qua sự hỗ trợ của bên thứ 3

Đối với một số trường sẽ có ký túc xá cho sinh viên của trường, mở đơn thông báo cho sinh viên trước khi làm hồ sơ và nhập học. Tuy nhiên, số phòng ký túc sẽ giới hạn với lượng học sinh nhất định các khóa, có yêu cầu nghiêm ngặt về giờ giới nghiêm, đôi khi sẽ tương đối bất tiện với các bạn làm thêm giờ gãy và hoạt động giao lưu văn hóa bên ngoài.

Một số lưu ý trong quá trình tìm nhà

1. Chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn địa điểm ở khi đi du học

Đối với du học sinh, khu vực bạn quyết định sống sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như việc đi học nên để tiết kiệm thời gian chi phí du học sinh nên lựa chọn nhà ở với những tiêu chí sau:

・Khu nhà gần với ga để tiện đi lại, hợp lý nhất là từ nhà đến ga khoảng 5-15 phút đi bộ.

・Gần siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hiệu thuốc, phòng khám…

・Chọn địa điểm có bãi đỗ phương tiện, an ninh tốt.

・Nếu trường học cách xa nơi ở thì lựa chọn nơi gần ga tàu thuận tiện cho việc chuyển tàu, tối đa 2 lần chuyển tàu.

2. Cấu trúc của căn nhà ở Nhật Bản

Một số thuật ngữ bạn nên lưu ý khi thuê nhà:

・1R: một phòng khép kín liền nhà bếp

・1K: một phòng & nhà bếp

・1DK:  một phòng ngủ & phòng ăn/ nhà bếp

・1LDK: một phòng ngủ  & phòng khách kiêm phòng ăn/ nhà bếp

・2 DK: hai phòng ngủ& phòng ăn/ phòng bếp

  1. Các loại chi phí thuê nhà tại Nhật Bản

Khi thuê nhà tại Nhật Bản, ngoài tiền thuê các bạn còn phải nộp một vài khoản chi phí khác như:

・Tiền đặt cọc: tiền để dọn dẹp, kiến thiết lại nhà khi bạn chuyển ra. Tùy vào mức độ hư hại của nhà mà tiền đặt cọc sẽ bị trừ. Tiền đặt cọc khoảng bằng 1 tháng tiền thuê nhà.

・Tiền lễ: Thường bằng 1 tháng tiền nhà. Tiền lễ sẽ không được trả lại khi bạn chuyển ra.

・Phí môi giới: Là khoản phí trả cho công ty bất động sản, thường là 1 tháng tiền nhà.

・Phí quản lý: Là tiền quản lý bạn phải đóng hàng tháng cùng với tiền nhà

・Phí bảo hiểm: Là phí bảo hiểm bạn phải trả khi chuyển vào.

・Công ty bảo lãnh: Nếu bạn không có ai bảo lãnh tại Nhật thì cách thuê nhà ở Nhật là bạn phải thuê công ty bảo lãnh đưa ra bảo lãnh cho mình và phải trả phí bảo lãnh.

・Hợp đồng: Khi thuê nhà các bạn sẽ phải làm hợp đồng thuê nhà.

Những hỗ trợ tìm nhà từ Global Study

Nhìn ra những khó khăn của du học sinh trong quá trình tìm nhà tại Nhật Bản khi tới một đất nước mới sinh sống và học tập. Global Study chúng tôi cam kết hỗ trợ giới thiệu nhà ở cho các bạn du học sinh với các công ty đối tác tại Nhật, có người tư vấn tiếng Việt và các chương trình khuyến mãi gói giảm giá để giảm thiểu chi phí tối đa cho các du học sinh của

Global Study bên cạnh giới thiệu việc làm thêm giúp các bạn chi trả chi phí yên tâm trong quá trình học tập.

Liên hệ
Gọi ngay

0837407999

Connect with us

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Quý khách hàng vui lòng điền đầy đủ thông tin và nhu cầu của mình để nhận được sự tư vấn chính xác nhất!

Đối tác của chúng tôi